Nếu bạn hỏi một người thành công điều gì đã giúp họ đạt được thành công như hiện nay, thi gần như 99.9..% là bạn sẽ nghe thấy một câu trả lời đại loại như: “Tôi đã cố gắng rất nhiều, làm việc chăm chỉ và vượt qua mọi khó khăn?”.
Thực ra, dù họ có trả lời khác đi nữa bạn cũng chẳng tin đâu!!! Tôi chắc chắn bạn có thể đã nghĩ về những trường hợp mà bạn tin rằng bạn đã thất bại vì bạn đã không cố gắng hết sức. Tất nhiên trong bất kỳ trường hợp nào, nỗ lực chắc chắn luôn là một yếu tố quan trọng nhất.
Nhưng liệu rằng, việc đặt nhiều thời gian, suy nghĩ hoặc năng lượng vào một thứ gì đó có đảm bảo được rằng nó sẽ mang lại kết quả tốt hơn hay không? Tôi nghĩ điều đó không chắc. Có lẽ rất nhiều lần bạn cũng gặp những vấn đề tương tự. Bạn rất kỳ vọng vào một việc gì đó, cố gắng rất nhiều cho nó, nhưng cuối cùng chả đi đến đâu, nhưng có những lần bạn không nghĩ sẽ thành công nhưng đột nhiên lại nhận được những kết quả bất ngờ.
Đã bao giờ bạn gặp trường hợp, đáng ra với năng lực của mình thì cùng lắm mình chỉ để mất một vài điểm trong bài thi nhưng do bạn tự tạo áp lực cho mình đến mức bạn không chỉ mất vị trí dẫn đầu, mà cuối cùng còn không vượt qua được bài thi đó hay chưa?. Hoặc bạn thực hiện một cuộc phỏng vấn cho công việc mơ ước của mình và dành hàng giờ để trả lời cho mọi câu hỏi bạn có thể nghĩ ra, nhưng sau đó lại bị loại vì một điều cơ bản nhất?
Mọi người từ lâu đã phải vật lộn với nghịch lý này. Bạn càng cố gắng không nghĩ về điều gì đó, thì nó sẽ càng xuất hiện trong tâm trí bạn mỗi phút. Nhà tâm lý xã hội học quá cố David Wegner đã khám phá ra lý do giải thích cho nghịch lý này: Khi chúng ta cố gắng không nghĩ gì đó, một phần trong não của chúng ta làm nhiệm vụ ngăn chặn suy nghĩ bị cấm đó, nhưng một phần khác lại thỉnh thoảng kiểm tra suy nghĩ đó để đảm bảo rằng nó không tồn tại nữa, nhưng điều này lại mang suy nghĩ về điều đó đến tâm trí chúng ta. Hiện tượng này, được gọi là lý thuyết quá trình mỉa mai (Ironic process theory), giải thích tại sao khi chúng ta càng cố gắng thư giãn thì càng khiến mọi người trở lên căng thẳng hơn, tại sao khi cố gắng tỉnh táo lại thì lại càng buồn ngủ và tại sao ai đó sẽ tin vào điều gì đó khi họ càng cố gắng không tin vào nó. Dù bạn có chống cự, nó vẫn tồn tại.
Vậy bạn cần làm điều gì để vượt qua vấn đề này.
Buông bỏ sự kiểm soát
Trong cuốn sách kinh điển The Inside Game of Tennis, huấn luyện viên W. Timothy Gallwey giải thích rằng các sinh viên thường cảm thấy thất vọng khi họ không thể thành thạo một kỹ năng nhất định sau khi đã luyện tập rất nhiều. Khi điều đó xảy ra, anh ta viết, họ nên để tâm trí vô thức của họ thực hiện công việc đó. Nếu cơ thể bạn biết cách đánh một cú thuận tay, thì cứ để nó xảy ra; nếu không, thì hãy để nó học. Đừng cố kiểm soát nó.
Các nhà tâm lý học cho rằng, tâm lý có ý thức có khả năng hạn chế hơn rất nhiều so với tâm trí vô thức. Trong cuốn sách Người lạ với chúng ta, nhà tâm lý học Timothy D. Wilson viết rằng cơ thể chúng ta gửi 11 triệu bit thông tin đến não mỗi giây, nhưng chúng ta chỉ có thể xử lý một cách có ý thức được khoảng 40 trong số chúng một lúc. Tuy nhiên bản năng chung của chúng ta là thích kiểm soát và cố gắng nỗ lực có ý thức hơn đặc biệt với các tình huống có ảnh hưởng đến cuộc sống hoặc lợi ích cho bản thân chúng ta. Nhưng đôi khi phản ứng ngược lại – buông bỏ sự kiểm soát – lại hữu ích hơn rất nhiều. Hãy để cho vô thức mạnh mẽ của chúng ta làm việc.
Hãy cố gắng thực hiện từng phần công việc
Một chiến lược khác hiệu quả đó là hãy phân chia bất cứ điều gì mà bạn đang cố gắng thực hiện ra thành từng phần nhỏ. Chẳng hạn nếu bạn muốn chuẩn bị cho một bài thuyết trình hãy chia nhỏ nó thành các giai đoạn, đầu tiên là chuẩn bị chủ đề, lên khung trình bày, tìm kiếm và lựa chọn tài liệu,…. Hãy chia nhỏ một thử thách thành những phần nhỏ hơn. Điều này cho phép bạn giới hạn và nắm bắt được những gì cần làm trong ngắn hạn và do đó buộc bạn phải tập trung vào kết quả của các quá trình, điều này khiến bạn không mất phương hướng và thất vọng với những điều bạn làm.
Tập trung vào phần gián tiếp của quá trình
Một nghiên cứu cho thấy rằng khi các nhạc sĩ tập trung vào âm thanh mà đàn piano của họ đang tạo ra, thay vì quan tâm vào các chuyển động ngón tay, màn trình diễn của họ sẽ tốt hơn nhiều. Trong một nghiên cứu khác, những người tập trung vào môi trường vật lý của họ hoặc khán giả thực hiện tốt hơn những người tập trung vào chính họ. Nếu bạn cảm thấy lo lắng, một giải pháp hữu ích là hãy quên vấn đề đi và tập trung vào một khung cảnh vĩ mô hơn.
Khi một cái gì đó quan trọng với bạn, bạn thường áp lực và cảm thấy nỗ lực cố gắng nhiều hơn. Nhưng đôi khi, điều đó chỉ dẫn bạn đến thất bại. Nếu bạn muốn thành công, chắc chắn bạn cần nỗ lực. Nhưng nỗ lực đúng cách mời là điều quan trọng. Nếu bạn không thực hiện đúng cách, dù bạn cố gắng bao nhiêu thì cũng chỉ dẫn đến thất bại. Khi đó, bạn cần lùi lại và tìm kiếm thời gian thư giãn, hãy quên vấn đề đi và để cho bộ não vô thức của bạn làm những gì nó đã biết cách làm. Hãy thư giãn tản bộ và để vô thức tự tìm cách giải quyết vấn đề. Hãy biết cách cố gắng một cách khôn ngoan.
Theo Medium