Kiểu dữ liệu trong Java được sử dụng để chỉ định kích thước và kiểu giá trị có thể được lưu trữ trong một biến mà ta đã học ở bài trước. Ngôn ngữ Java rất phong phú về các kiểu dữ liệu của nó. Các kiểu dữ liệu khác nhau cho phép ta chọn các kiểu phù hợp với tính ứng dụng của chương trình.Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các kiểu dữ liệu cùng với các ví dụ dẫn chứng.
Các kiểu dữ liệu
Các kiểu dữ liệu được sử dụng nhằm chỉ định kiểu dữ liệu có thể được lưu trữ bên trong các biến. Java là một ngôn ngữ được định kiểu tĩnh. Điều này có nghĩa là tất cả các biến phải được khai báo trước khi chúng có thể được sử dụng.
int tuoi;
Ở đây, tuoi là một biến và kiểu dữ liệu của biến là int. Kiểu dữ liệu int xác định rằng biến tuoi chỉ có thể chứa số nguyên.
Có 8 kiểu dữ liệu căn bản được định nghĩa trong ngôn ngữ lập trình Java, được gọi là kiểu dữ liệu. Trong bài viết này, ta sẽ đề cập đến 9 kiểu dữ liệu được sử dụng trong lập trình Java.
Chú ý: Ngoài các kiểu dữ liệu căn bản, còn có các kiểu tham chiếu (kiểu đối tượng).
1. Kiểu boolean
Kiểu dữ liệu boolean có hai giá trị có thể có, bao gồm true hoặc false. Giá trị mặc định sẽ là false. Chúng thường được sử dụng cho các điều kiện đúng hoặc sai.
Ví dụ 1: Kiểu dữ liệu boolean trong Java
class Main { public static void main(String[] args) { boolean a = true; System.out.println(a); } }
Kết quả:
true
2. Kiểu byte
Kiểu dữ liệu byte có thể có giá trị từ -128 đến 127. Nếu chắc chắn rằng giá trị của một biến sẽ nằm trong khoảng -128 đến 127, thì nó được sử dụng thay cho kiểu dữ liệu int nhằm để tiết kiệm bộ nhớ. Giá trị mặc định sẽ là 0.
Ví dụ: Kiểu dữ liệu byte trong Java.
class Main { public static void main(String[] args) { byte a; a = 119; System.out.println(a); } }
Kết quả:
119
3. Kiểu dữ liệu short
Kiểu dữ liệu short trong Java có thể có các giá trị từ -32768 đến 32767. Nếu chắc chắn rằng giá trị của một biến sẽ nằm trong -32768 và 32767, thì nó được sử dụng thay vì các kiểu dữ liệu số nguyên khác (int, long). Giá trị mặc định sẽ là 0.
Ví dụ 3: Kiểu dữ liệu short trong Java.
class Main { public static void main(String[] args) { short a; a = 300; System.out.println(a); } }
Kết quả:
300
4. Kiểu int
Kiểu dữ liệu int có thể có các giá trị từ -2^31 đến 2^31-1. Nếu sử dụng Java 8 trở lên, ta có thể sử dụng số nguyên 32 bit không dấu. Giá trị này sẽ có giá trị nhỏ nhất là 0 và giá trị lớn nhất là 2^32-1. Giá trị mặc định sẽ là 0.
Ví dụ 4: Kiểu dữ liệu int trong Java.
class Main { public static void main(String[] args) { int a = -123455; System.out.println(a); } }
Kết quả:
-123455
5. Kiểu long
Kiểu dữ liệu long có thể có các giá trị từ -2^63 đến 2^63-1. Nếu sử dụng Java 8 trở lên, ta có thể sử dụng số nguyên 64 bit không dấu với giá trị nhỏ nhất là 0 và giá trị lớn nhất là 2^64-1. Giá trị mặc định sẽ là 0.
Ví dụ 5: Kiểu dữ liệu long trong Java.
class Main { public static void main(String[] args) { long a = -411323000; System.out.println(a); } }
Kết quả:
-411323000
6. Kiểu double
Kiểu dữ liệu double là kiểu số thực 64 bit với độ chính xác kép. Nó không bao giờ được sử dụng cho các giá trị chính xác. Giá trị mặc định là 0.0 (0.0d)
Ví dụ 6: Kiểu dữ liệu double.
class Main { public static void main(String[] args) { double a = -11.9; System.out.println(a); } }
Kết quả:
-11.9
7. Kiểu float
Kiểu dữ liệu float là kiểu số thực 32 bit với độ chính xác đơn nhất. Nó không bao giờ được sử dụng cho các giá trị chính xác. Giá trị mặc định là 0.0 (0.0f)
Ví dụ 7: Kiểu dữ liệu float.
class Main { public static void main(String[] args) { float a = -51.3f; System.out.println(a); } }
Kết quả:
-51.3f
Lưu ý rằng, chúng ta đã sử dụng -51.3f thay vì -11.9 trong ví dụ trước. Đó là vì -11.9 thuộc kiểu dữ liệu double. Để yêu cầu trình biên dịch xử lý -51.3 ở dạng kiểu dữ liệu float thay vì double, ta cần sử dụng f hoặc F.
8. Kiểu char
Là một ký tự Unicode 16 bit. Giá trị nhỏ nhất của kiểu dữ liệu char là ‘\ u0000’ (0) và giá trị lớn nhất của kiểu là ‘\ uffff’. Giá trị mặc định là ‘\ u0000’.
Ví dụ:
class Main { public static void main(String[] args) { char a = 'A'; System.out.println(a); } }
Ví dụ 2:
class Main { public static void main(String[] args) { char a = '9'; System.out.println(a); char b = 65; System.out.println(b); } }
Kết quả:
9 A
Ở đây, chúng tôi đã gán 9 là một ký tự (được chỉ định bằng dấu nháy đơn) cho biến a. Tuy nhiên, biến b được gán giá trị là 65 ở dưới dạng số nguyên (không có dấu nháy đơn). Do đó, ký tự A sẽ được in ra bởi vì Java xử lý các ký tự giống như số nguyên và giá trị ASCII của A là 65.
9. Kiểu chuỗi
Java cũng hỗ trợ cho các chuỗi ký tự thông qua lớp java.lang.String. Chuỗi trong Java không phải là kiểu dữ liệu căn bản. Thay vào đó, chúng là các đối tượng.
Ví dụ:
String a = "Xin chao!";
Ở đây, a là một đối tượng của lớp String
Trên đây là khái niệm và ví dụ cơ bản về các kiểu dữ liệu trong Java. Hy vọng mọi người có thể áp dụng vào trong chương trình của mình. Mọi người hãy tiếp tục theo dõi các bài tiếp theo và cập nhật các bài mới nhất trên tek4 nhé!
P/s: Cảm ơn mọi người!