Bài viết “[Lập trình C từ 0 đến 1] Bài 4. Các khái niệm cơ bản trong ngôn ngữ lập trình C” là bài viết tiếp theo nằm trong series hướng dẫn học lập trình C của tek4.vn.
Độc giả có thể tham khảo các bài viết khác trong series bài viết này tại đây
Bài viết này sẽ cung cấp đến độc giả những khái niệm cơ bản nhất về ngôn ngữ C. Trong loạt bài hướng dẫn [Lập trình C từ 0 đến 1], IDE được sử dụng là Code::Blocks
Bộ ký tự
Mọi ngôn ngữ lập trình đều được xây dựng từ một bộ ký tự nào đó. Ngôn ngữ C được xây dựng trên bộ ký tự sau:
26 chữ cái thường : a b c .. z ( a đến z thường trên bàn phím tiếng anh)
26 chữ cái hoa : A B C .. Z ( A đến Z hoa trên bàn phím tiếng anh)
10 chữ số : 0 1 2 .. 9
Các ký hiệu toán học : + – * / = ( )
Ký tự gạch nối : _
Các ký tự khác : . , : ; [ ] {} ! \ & % # $ …
Dấu cách (space) dùng để tách các từ.
Chính vì vậy: Khi viết chương trình C, chúng ta không được sử dụng bất kỳ ký tự nào khác ngoài các ký tự được liệt kê ở trên
Kiểu dữ liệu
TT | Kiểu dữ liệu | Kích thước | Miền giá trị |
1
2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 |
unsigned char
char enum unsigned int short int int unsigned long long float double long double |
1 byte
1 byte 2 bytes 2 bytes 2 bytes 2 bytes 4 bytes 4 bytes 4 bytes 8 bytes 10 bytes |
0 đến 255
– 128 đến 127 – 32,768 đến 32,767 0 đến 65,535 – 32,768 đến 32,767 – 32,768 đến 32,767 0 đến 4,294,967,295 – 2,147,483,648 đến 2,147,483,647 3.4 * 10–38 đến 3.4 * 1038 1.7 * 10–308 đến 1.7 * 10308 3.4 * 10–4932 đến 1.1 * 104932 |
Có 4 kiểu dữ liệu cơ bản trong C là: char, int, float, double.
Lời chú thích
Trong lập trình để đơn giản việc phát triển và đọc hiểu mã nguồn chúng ta thường hay sử dụng những lời chú thích để chú thích cho các hành động và giải thích mã nguồn.
Ví dụ như:
//TODO để thể hiện đang làm dang dở
/* Dev by 3lev3n */ để thể hiện mình là người lập trình
Vậy chung quy lại những cái gì cần giải thích, chú thích trong code C mà không làm ảnh hưởng đến kết quả thực thi của chương trình C gọi là chú thích
Có 2 cách viết chú thích cơ bản
- // Lời chú thích
Dấu “//” sau đó đến lời chú thích là đánh dấu toàn bộ hàng đó bắt đầu từ sau dấu “//” là chú thích
- /* Lời chú thích */
Dấu “/*” đến lời chủ thích là khẳng định đánh dấu toàn bộ code từ sau dấu “/*” đến khi nào gặp dấu “*/” là chú thích
Thư viện
Nghe đến thư viện ta đều biết nó là kho chứa các tài nguyên, tài liệu, kiến thức. Trong lập trình thư viện cũng là kho chứa các tài liệu liên quan đến lập trình. Thư viện là tập hợp các chuẩn mẫu code được thiết kế sẵn như: hàm, thủ tục, hằng, …
Thư viện trong C là một bộ các hàm, hằng và header file như <stdio.h>,<math.h>, <string.h> … đã được xây dựng sẵn. Để sử dụng các hàm, hằng, thủ tục trong thư viện chúng ta cần phải khai bao các thư viện đó (header file) ở phần đầu chương trình. Ví dụ:
– Khi sử dụng các hàm printf() hàm xuất , scanf() hàm nhập để thực hiện việc nhập xuất ra màn hình ta cần khai báo thư viện “stdio.h” trên đầu chương trình.
- Đoạn chương trình trên sử dụng hàm printf() nên cần phải khai báo thư viện là #include <stdio.h>
#include <Tên thư viện>
Là cú pháp khai báo thư viện nằm trong bộ thư viện định sẵn trong code∷block
#include "Tên thư viện"
Là cú pháp khai báo thư viện cùng cấp thư mục với tệp mã nguồn C đang thực thi
Biến
Trong lập trình khi cần lưu trữ tính toán hoặc chuyển giá trị qua lại giữa các đoạn chương trình khác nhau, ta cần khai báo một phạm vi lưu trữ để lưu giá trị tại thời điểm đó. Biến trong C là một tên đại diện cho một địa chỉ ô nhớ trong bộ nhớ máy tính.
Để đơn giản hóa cho việc gọi và đặt tên người ta sử dụng kiểu dữ liệu và tên biến để khẳng định biến đó thuộc kiểu dữ liệu nào.
- Đây là cú pháp khai báo 1 biến đơn giản trong C.
Kiểu dữ liệu Tênbiến;
Tên biến là: bienDauTien .Kiểu dữ liệu là interger (số nguyên)
int bienDauTien;
Tên biến là: bienTest. Kiểu dữ liệu là interger (số nguyên). Giá trị ban đầu bằng 10;
int bienTest = 10;
Hằng
Như ta đã được học hằng số là một số không thay đổi, trong lập trình Hằng cũng là một giá trị không thay đổi. Nói một cách chính xác thì hằng là một biến không thay đổi giá trị.
Hằng MAX trong ví dụ luôn có giá trị là 100 và kiểu dữ liệu là số nguyên
#define MAX 100
Mảng
Mảng là tập hợp các biến có cùng tên gọi nhưng khác vị trí và nằm cạnh nhau trong bộ nhớ máy tính. Để khai báo sử dụng mảng trong C ta cần phải nắm rõ các quy tắc về đặt tên và khai báo mảng.
Cách khai báo: Kiểudữliệu Tênmảng [ Giới hạn số lượng phần tử ]
int mangA [100];
Theo cách khai báo trên mảng mangA có 100 phần tử int bắt đầu từ 0->99
Từ khóa
Từ khoá là những từ được sử dụng để khai báo các kiểu dữ liệu, để viết các toán tử và các câu lệnh. Không được dùng các từ khoá để đặt tên cho các hằng, biến, mảng, hàm,… khi đó chương trình sẽ báo lỗi. Từ khoá phải được viết bằng chữ thường, ví dụ: viết từ khoá khai báo kiểu nguyên là int chứ không phải là INT.
Bảng dưới đây liệt kê các từ khoá của C trong Code::Block:
switch | break | case | while |
char | const | continue | default |
do | double | else | enum |
extern | far | float | for |
goto | huge | if | int |
interrupt | long | near | void |
register | return | short | signed |
sizeof | static | struct | unsigned |
typedef | volatile | ||
Cách đặt Tên trong C
Cách đặt tên rất quan trọng trong quá trình lập trình, nó không những thể hiện rõ ý nghĩa trong chương trình mà còn dùng để xác định các giá trị khác nhau khi thực hiện chương trình. Tên thường được đặt cho hằng, biến, mảng, con trỏ, nhãn,… Chiều dài tối đa của tên là 32 ký tự.
Tên biến hợp lệ là một chuỗi ký tự liên tục gồm: Ký tự chữ, số và dấu gạch dưới. Ký tự đầu của tên phải là chữ hoặc dấu gạch dưới. Khi đặt tên không được đặt trùng với các từ khóa.
Ví dụ :
Các ví dụ đặt tên đúng: bienA, mangB, Hang_C, bien_1, …
Các ví dụ đặt tên sai:
3IEv3n (ký tự đầu là số)
Cong-Thanh (sử dụng dấu gạch ngang)
int (đặt tên trùng với từ khóa)
tek 4 (có khoảng trắng)
tek(4) (có dấu ngoặc tròn)
- Chú ý:
- Trong C tên congthanh # CongThanh, tức là trong C phân biêt chữ hoa chữ thường
Chúng ta sẽ kết thúc “Bài 4. Các khái niệm cơ bản trong ngôn ngữ lập trình C” trong series [Lập trình C từ 0 đến 1] ở đây. Hãy cùng đón xem “Bài 5. Cấu trúc chương trình C, một chương trình C tối thiểu cần gì?”.
Hãy để lại bình luận và theo dõi series bài viết: “Lập trình C từ 0 đến 1” để tiếp tục cập nhật những thông tin mới nhất.