Toán tử trong Java là các ký hiệu thực hiện các thao tác trên các biến và giá trị, ví dụ như dấu + là một toán tử được sử dụng để cộng. Trong bài này, ta sẽ tìm hiểu về các loại toán tử khác nhau trong Java, cú pháp và cách sử dụng của chúng cùng với các ví dụ dẫn chứng.
Toán tử
Các toán tử trong Java có thể được phân thành 6 loại:
- Toán tử số học
- Toán tử gán
- Toán tử quan hệ
- Toán tử logic
- Toán tử một ngôi
- Toán tử Bitwise
1. Các toán tử số học trong Java
Các toán tử số học được sử dụng để thực hiện các phép toán số học trên các biến và dữ liệu.
Ví dụ:
a + 10;
Ở đây, toán tử + được sử dụng để cộng biến a và giá trị 10. Tương tự, có nhiều toán tử số học khác trong Java.
Toán tử | Thao tác |
+ | Cộng |
– | Trừ |
* | Nhân |
/ | Chia |
% | Lấy phần dư |
Ví dụ:
class Main { public static void main(String[] args) { int a = 1, b = 4; System.out.print("a * b = "); System.out.print((a * b)); System.out.println("\na / b = " + (a / b)); } }
Kết quả:
a * b = 4 a / b = 0
Trong ví dụ trên, chúng ta đã sử dụng các toán tử * và / để tính các phép toán nhân và chia.
Nếu chúng ta sử dụng toán tử chia với hai số nguyên, thì thương kết quả cũng sẽ là một số nguyên. Và, nếu một trong các toán hạng là số thực, chúng ta sẽ nhận được kết quả cũng sẽ ở dạng số thực.
Ví dụ:
(9/2) = 4 (9,0 / 2) = 4.5 (9 / 2.0) = 4.5 (9.0 / 2.0) = 4.5
Toán tử lấy phần dư %
Toán tử % sẽ tính phần dư còn lại. Khi a = 4 chia cho b = 3 thì dư 1.
Chú ý: Toán tử % chỉ được sử dụng với số nguyên.
2. Các toán tử gán trong Java
Các toán tử gán được sử dụng trong Java để gán giá trị cho các biến.
Ví dụ,
int tuoi; tuoi = 5;
Ở đây, = là toán tử gán. Nó gán giá trị ở bên phải cho biến ở bên trái. Tức là, 5 được gán cho biến tuoi.
Một số toán tử gán khác có sẵn trong Java.
Toán tử | Ví dụ | Tương đương với |
= | a = b; | a = b; |
+= | a += b; | a = a + b; |
-= | a -= b; | a = a – b; |
*= | a *= b; | a = a * b; |
/= | a /= b; | a = a / b; |
%= | a %= b; | a = a % b; |
Ví dụ:
class Main { public static void main(String[] args) { int a = 1, b = 4; a += b; System.out.println("a + b = " + a); a -= b; System.out.println("a - b = " + a); } }
Kết quả:
a + b = 5 a - b = 1
3. Các toán tử quan hệ trong Java
Toán tử quan hệ được sử dụng để kiểm tra mối quan hệ giữa hai toán hạng.
Ví dụ:
a < b
Ở đây, toán tử < là toán tử quan hệ. Nó kiểm tra xem a có nhỏ hơn b hay không. Nó sẽ trả về true hoặc false.
Toán tử | Mô tả | Ví dụ |
== | Bằng hay không | 1 == 2 trả về false |
!= | Khác hay không | 1 != 2 trả về true |
> | Lớn hơn hay không | 1 > 2 trả về false |
< | Nhỏ hơn hay không | 1 < 2 trả về true |
>= | Lớn hơn hoặc bằng hay không | 1 >= 2 trả về false |
<= | Nhỏ hơn hoặc bằng hay không | 1 <= 2 trả về true |
Ví dụ:
class Main { public static void main(String[] args) { System.out.println(1 == 2); System.out.println(1 != 2); System.out.println(1 > 2); System.out.println(1 < 2); System.out.println(1 >= 2); System.out.println(1 <= 2); } }
Kết quả:
false true false true false true
Chú ý: Các toán tử quan hệ được sử dụng trong việc đưa ra quyết định và trong các vòng lặp.
4. Các toán tử logic
Các toán tử logic được sử dụng để kiểm tra xem một biểu thức là đúng hay sai. Chúng được sử dụng trong việc đưa ra quyết định.
Toán tử | Ví dụ | Ý nghĩa |
&& (AND) | biểu thức1 && biểu thức2 | Đúng chỉ khi biểu thức1 and biểu thức2 đều đúng |
|| (OR) | biểu thức1 || biểu thức2 | Đúng khi biểu thức1 hoặc biểu thức2 đúng |
! (NOT) | !biểu thức | Đúng nếu biểu thức là sai hoặc ngược lại |
Ví dụ:
class Main { public static void main(String[] args) { System.out.println((1 > 2) && (6 > 2)); System.out.println((2 < 3) || (3 < 2)); System.out.println(!(1 == 3)); } }
Kết quả:
false true true
5. Toán tử một ngôi
Toán tử một ngôi chỉ được sử dụng với một toán hạng. Ví dụ, ++ là một toán tử một ngôi làm tăng giá trị của một biến lên 1 đơn vị. Nghĩa là, ++ 1 sẽ trả về 2.
Các loại toán tử một ngôi khác nhau:
Toán tử | Ý nghĩa |
+ | Toán tử + sử dụng để đánh dấu số dương |
– | Toán tử – sử dụng để đánh dấu số âm |
++ | Toán tử ++ tăng lên 1 đơn vị |
— | Toán tử — giảm 1 đơn vị |
! | Toán tử ! chuyển ngược lại giá trị boolean |
6. Các toán tử tăng và giảm
Java cung cấp các toán tử tăng và giảm bao gồm ++ và — tương ứng. ++ tăng giá trị của toán hạng lên 1 đơn vị, trong khi — giảm giá trị của toán hạng đi 1 đơn vị.
Ví dụ:
int a = 1; a++;
Ở đây, giá trị của biến a sẽ được tăng lên 1 đơn vị, do đó, sau khi thực hiện a++; lúc này biến a chứa giá trị là 2.
Ví dụ:
class Main { public static void main(String[] args) { int a = 1, b = 2; int kq, kq2; kq = ++a; System.out.println("Ket qua phep cong: " + kq); kq2 = --b; System.out.println("Ket qua phep tru: " + kq2); } }
Kết quả:
Ket qua phep cong: 2 Ket qua phep tru: 1
Trong chương trình trên, chúng ta đã sử dụng toán tử ++ và — ở trước các biến làm tiền tố (++ a, –b). Chúng ta cũng có thể sử dụng các toán tử này làm hậu tố (a ++, b ++).
Khi ta gán kq = ++a thì ++a sẽ được thực thi, sau đó rồi mới gán giá trị của biến a cho kq. Tức là, a ban đầu bằng 1, ++a sẽ cho ra kết quả bằng 2 và giá trị 2 này sau đó được gán cho biến kq. Tương tự với –b trong đoạn mã trên.
6. Toán tử Bitwise
Toán tử bitwise trong Java được sử dụng để thực hiện các hoạt động trên các bit riêng lẻ.
Các toán tử bitwise khác nhau có trong Java như sau:
Toán tử | Mô tả |
~ | Lấy phần bù |
<< | Dịch bit sang trái |
>> | Dịch bit sang phải |
>>> | Dịch sang phải không dấu |
& | AND |
^ | XOR |
7. Các toán tử khác
Bên cạnh các toán tử trên, còn có các toán tử bổ sung khác trong Java.
Toán tử instanceof của Java
Toán tử instanceof kiểm tra xem một đối tượng có phải là một instance hoặc đối tượng của một lớp cụ thể hay không.
Ví dụ:
class Main { public static void main(String[] args) { String a = "Xin chao"; boolean kq; kq = a instanceof String; System.out.println(kq); } }
Kết quả:
true
Ở đây a là một trường hợp của lớp string trong Java, do đó, kq sẽ nhận giá trị true trong trường hợp trên.
Toán tử điều kiện
Toán tử điều kiện được dùng thay cho câu lệnh if … else.
Ví dụ:
biến = Biểu thức? biểu thức1: biểu thức2
Nếu biểu thức trả về giá trị true, thì biểu thức1 được gán cho biến. Nếu biểu thức trả về giá trị false, biểu thức2 được gán cho biến.
Hãy cùng xem một ví dụ về toán tử điều kiện.
class Main { public static void main(String[] args) { String a = "Xin chao"; String kq; kq = (a instanceof String) ? "La mot chuoi ky tu" : "Khong phai la chuoi ky tu"; System.out.println(kq); } }
Kết quả:
La mot chuoi ky tu
Trên đây là các toán tử cơ bản trong ngôn ngữ lâp trình Java. Hy vọng rằng mọi người có thể áp dụng các toán tử một cách hiệu quả cho chương trình của mình. Mọi người hãy tiếp tục theo dõi các bài tiếp theo trên tek4 nhé!
P/s: Cảm ơn mọi người!